Điện Quán Âm

a

Thưa quý khách, chắc hẳn trong mỗi chúng ta Khi ai đó cần tình yêu thương, sự chở che, cần được xoa dịu những nỗi đau thương trong cuộc sống hàng ngày. Dường như hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lại được dựng lên như một chỗ dựa tinh thần cho nhân loại. Bồ tát Quan Thế Âm được chúng sinh vô cùng kính ngưỡng, được xem như là mẹ hiền, hiền nhất trong tất cả những người mẹ hiền. Ngài có tình yêu thương bao la vô bờ bến đối với nhân loại.

Mẹ Quan Âm có hạnh nguyện từ bi, đức độ, cứu khổ cứu nạn . Mỗi khi chúng sinh có nỗi đau, có sự cấp bách cần được cứu giúp, chỉ cần niệm danh hiệu của Ngài, Ngài sẽ lập tức quán xét và giúp đỡ. Ngài cứu khổ muôn vàn chúng sinh không biết mệt mỏi và không có giới hạn.

Quý khách đang dừng chân tại điện Quán Âm, chính điện độc đáo nhất của chùa Bái Đính bởi kiến trúc được làm hoàn toàn bằng gỗ với 900m khối gỗ , chiều cao của chính điện khoảng 14m và rộng 16m
Đặt giữa chính điện là pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là tượng Quan Thế Âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng cao khoảng 10m ; nặng 90 tấn làm bằng đồng dát vàng. Như chúng ta đã biết, Quan âm là vị phật đại diện cho tứ đại vô lượng tâm:đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vì vậy, ở bất kể đâu, phật Quan âm cũng luôn tượng trưng cho sự từ bi, cứu khổ, cứu nạn mọi chúng sinh. Pho tượng tại đây là hình ảnh tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn (tức là Quan âm nghìn tay nghìn mắt).
Theo truyền thuyết, bà là con gái vua Diệu Trang Vương, bỏ mặc giàu sang phú quý đi tu Phật, bà hy sinh cả đôi tay, đôi mắt của mình để chữa bệnh cho cha. Vì thế Phật cho bà tăng lên nghìn con mắt, nghìn bàn tay để bà làm được nhiều việc công ích và nhìn, thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh nghìn lần hơn nữa.

Như chúng ta thấy, tượng Quan âm ở đây được thể hiện có 3 khuôn mặt chồng lên nhau, tương truyền, bà suy nghĩ về chúng sinh nhiều quá nên đầu vỡ làm 3; cũng có người giải thích đó là tam giáo đồng tôn: nho – đạo – phật. Tượng có 5 đôi tay lớn, mỗi đôi tay thể hiện một cách kết ấn khác nhau, có đôi tay kết ấn Thiền định, có đôi tay kết ấn Liên hoa, nhưng dù là cách kết ấn nào thì cũng thể hiện lòng từ bi, bác ái của Quan âm bồ tát, của đạo Phật đối với chúng sinh.

Điều đặc biệt là tượng Quan âm được tạc ngồi trên đài sen, có quỷ đội. Như vậy, chúng ta có thể hiểu đây cũng là hình ảnh của tượng Quan Âm Nam Hải. Sở dĩ gọi là Quan Âm Nam Hải là vì ở biển phương Nam. Và con quỷ đội đài sen ấy có tên là Ô-ba-nan-đà long vương (gọi tắt là Nan đà long vương).
Hình tượng quỷ đội đài sen biểu hiện rằng, uy lực của phật pháp đã thấm nhuần tới địa ngục.
Đặc biệt, hướng nhìn sang 2 bên chính điện, quý khách thấy có thờ 2 pho tượng Quan Âm được làm từ 2 cây gỗ nguyên khối, có cả rễ cây thân cây và ngọn cây. Nguồn gốc của 2 cây gỗ được những công nhân khai thác cát tìm thấy. ban đầu họ muốn cưa gỗ ra để bán nhưng không được, trong quá trình cưa gỗ đã sảy ra những điều không mong muốn, thế rồi có doanh nhân đã mua lại 2 cây gỗ này và công đức về chùa Bái Đính. Với sự khéo léo và hoa tay của các nghệ nhân, từ 1 cây gỗ họ đã tạc thành 2 pho tượng, 2 kiệt tác nghệ thuật vô giá mà quý khách đang chiêm bái. Với chiều cao 9m và nặng khoảng 4 tấn, các chuyên gia về gỗ nhận định loại gỗ quý này tên là gỗ Nhội, và có cách đây khoảng gần 1000 năm tuổi.
Sau đâu mời quý khách di chuyển sang thăm quan điểm cuối cùng của chùa Bái Đính là Bát Chính Đạo. cám ơn quý khách đã lắng nghe !